Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là bệnh viện chuyên khoa, tuyến chuyên môn cao nhất về khám bệnh, chữa bệnh trong “lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa” của tỉnh. Công tác chuẩn bị cho được đội ngũ cán bộ, bác sỹ của Bệnh viện chuẩn bị hàng tuần trước đó. Do đoán trước được lượng người đến thăm khám tăng đột biết, Bệnh viện dành riêng khu khám bệnh mới xây với máy lạnh đầy đủ. Viettel Cà Mau cũng tài trợ nước uống cho người đến khám, và một phần quà sữa tươi cho các em bé đã khám xong.

Không bỏ phí một giây nào, các bác sĩ đoàn khám sàng lọc cũng tranh thủ tư vấn kiến thức phòng tránh, phát hiện bệnh tim cho người dân ngay tại hội trường trước giờ khai mạc. Đợt khám tại Cà Mau ngày 14 và 15-5 do PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu –Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng các bác sĩ của Trung tâm trực tiếp khám và tư vấn cho bà con.

Anh Phạm Nhật Huy (xã Diên An Đông, huyện Ngọc Hiển) đưa cô con gái đi khám bệnh. Anh Huy cho biết nhà anh cách bệnh viện đến 80km. Nhưng khi biết tin có đoàn khám bệnh từ Hà Nội vào, vợ chồng anh dậy từ 4 giờ sáng để đưa con đi khám. Bé Phạm Huỳnh Nhã Uyên – con gái anh Huy – mới hơn 1 tuổi bị mắc cả bệnh thiểu năng trí tuệ và tim bẩm sinh. Để mổ tim, nếu thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh, gia đình phải lo chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.Gia đình Nhã Uyên đã được tư vấn để hoàn tất hồ sơtham gia chương trình mổ tim miễn phí của “Trái tim cho em”.

Theo quy trình khám, các em bé được các bác sỹ khám trước qua các biểu hiện bệnh lý. Nếu có các nghi vấn sẽ được chuyển sang phòng siêu âm và điện tâm đồ. Tỷ lệ các bé cần siêu âm cao nên có thời điểm “tắc nghẽn” tại đây. Nhiều gia đình từ xa phải đi từ sáng sớm, nên một số em bé nằm ngủ ngon lành trong khi chờ được vào siêu âm.

Theo đánh giá của PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu – trưởng đoàn bác sỹ, tỷ lệ các cháu bị mắc bệnh tim bẩm sinh trong đợt khám sàng lọc tại Cà Mau cao hơn ở những địa phương khác, nơi ông mà và Chương trình “Trái tim cho em”từng thực hiện trước đây. Nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh tim bẩm sinh có nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do người mẹ bị nhiễm virus trong thời gian mang thai (cúm, rubela,…). Vì vậy, việc tư vấn cách phòng tránh là rất quan trọng.

“Ở vùng sâu vùng xa, người dân thường thiếu hụt những thông tin về sức khỏe sinh sản, dễ bị lây nhiễm các bệnh có hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, điều kiện, năng lực cơ sở y tế tuyến đầu ở địa phương cũng hạn chế, dẫn đến việc khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh thai nhi cũng thiếu chính xác”, bác sỹ Hiếu chia sẻ.

Vị trưởng đoàn khẳng định: càng đi xuống vùng sâu, vùng xa, người dân càng nghèo. Nếu các bác sỹ đi xuống càng sâu, người dân sẽ càng đỡ vất vả. Bác sỹ đánh giá cao ý tưởng đi khám sàng lọc ở từng địa phương của “Trái tim cho em”.

Trong tương lai, Chương trình “Trái tim cho em” cũng tiếp tục mở thêm các chương trình khám được đẩy sâu xuống tuyến huyện – tiến sâu thêm một bước nữa đến với người dân nghèo trên cả nước, cũng là giảm bớt một chút khó khăn cho bà con.

media

Dung lượng ảnh: 221.6 KB
Dung lượng ảnh: 163.5 KB

Tin liên quan

Trách nhiệm xã hội Chặng đường 9 năm đồng hành của Viettel với "Trái tim cho em"
Chương trình đã cứu sống hơn 3.500 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, khám và phát hiện sớm bệnh tim.
Trách nhiệm xã hội | Thứ hai, 01/02/2021
Xem thêm
Trách nhiệm xã hội Những cặp vợ chồng vượt 200km về Điện Biên khám "Trái tim cho em"
Do đặc thù vùng miền, hơn 80% dân số là người dân tộc, Viettel Điện Biên đã liên hệ với đầu mối trưởng bản trên địa bàn tỉnh để thuyết phục người dân tộc đưa con em mình tới khám bệnh. 3.200 gia đình đã đưa con đến gặp các bác sĩ.
Trách nhiệm xã hội | Thứ hai, 01/02/2021
Xem thêm
Thư viện
THỜI GIAN TỪ
ĐẾN
CHỦ ĐỀ
Định dạng
Thư viện

Bộ lọc

công ty thành viên