I. TÊN GỌI, ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH, NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

  • Tên doanh nghiệp: TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI.
  • Mã số doanh nghiệp: 0100109106.
  • Tên viết tắt: VIETTEL.
  • Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Địa chỉ: Số 1, đường Trần Hữu Dực, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Người đại diện theo pháp luật:
  • Họ và tên: Lê Đăng Dũng
  • Chức danh: Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn.
  • Sinh năm: 1959    Giới tính: Nam    Dân tộc: Kinh    Quốc tịch: Việt Nam

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

  • Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cơ cấu quản lý của VIETTEL gồm: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc là các ban chuyên môn nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ.
  • VIETTEL không tổ chức Hội đồng thành viên, về định hướng chiến lược, kế hoạch, các dự án lớn, nhân sự, các việc quan trọng của Tập đoàn do Đảng ủy Tập đoàn quyết định. 
  • Công ty mẹ trực tiếp kinh doanh lĩnh vực chính là viễn thông và nghiên cứu sản xuất công nghệ cao. Có tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc và các trung tâm dịch vụ dùng chung (nhân sự, tài chính, mua sắm).
  • Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn được tổ chức theo các khối: (1) Viễn thông trong nước, (2) Viễn thông nước ngoài, (3) Nghiên cứu sản xuất, (4) Công nghệ thông tin và an ninh mạng, (5) Truyền thống.
  • VIETTEL tổ chức hoạt động SXKD trên địa bàn 63 Tỉnh/Thành phố trong nước và 10 thị trường nước ngoài. Trong đó, bộ máy được tổ chức sâu đến tuyến huyện, hệ thống kênh bán, mạng lưới phân phối tổ chức đến tuyến xã.

III. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY DO TẬP ĐOÀN NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ

  1. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ (17 đầu mối và 63 Viettel tỉnh/Tp)
  • Tổng Công ty Viễn thông Viettel.
  • Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.
  • Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel.
  • Công ty Quản lý tài sản Viettel.
  • Công ty Truyền thông Viettel.
  • Công ty An ninh mạng Viettel.
  • Học viện Viettel.
  • Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel.
  • Viện Hàng không vũ trụ Viettel.
  • Trung tâm Không gian mạng Viettel.
  • Trung tâm Nghiên cứu công nghệ mạng Viettel.
  • Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vi mạch Viettel.
  • Trung tâm Thể thao Viettel.
  • 63 đơn vị phụ thuộc tại 63 tỉnh/Thành phố: Viettel tỉnh/Thành phố.
  • Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại nước Cộng hòa Nam Phi.
  • Văn phòng đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại Singapore.
  • Văn phòng đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại nước Cộng hòa Haiti.
  • Văn phòng đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại nước Cộng hòa Kenya.
  1. Các Công ty thành viên của Viettel

 a) 06 Công ty con do Viettel sở hữu 100% vốn điều lệ

  • Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
  • Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1.
  • Công ty TNHH một thành viên Thông tin M3.
  • Công ty TNHH một thành viên Đầu tư công nghệ Viettel.
  • Công ty Viettel America (tại Mỹ).
  • Công ty VTE Technologies Sarl (tại Pháp).

b) 08 công ty con do Viettel sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

  • Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel.
  • Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.
  • Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel.
  • Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel.
  • Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả.
  • Công ty TNHH hai thành viên Viettel - CHT.
  • Công ty Viettel Peru.
  • Công ty Viettel Russia.

IV. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG

  1. Những mốc lịch sử
  • Ngày 01/6/1989, thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời và ngày 01/6 đã trở thành ngày truyền thống hàng năm của Viettel.
  • Ngày 27/7/1993, căn cứ Thông báo số 198/TB ngày 13/7/1993 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 336/QĐ-QP thành lập Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.
  • Ngày 14/7/1995, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 615/QĐ-QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử - Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T).
  • Ngày 27/4/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 51/QĐ-QP: từ 01/7/2004 điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội từ Binh chủng Thông tin Liên lạc về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là VIETTEL.
  • Ngày 02/3/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển mới của Tổng Công ty cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông (từ Công ty phát triển thành Tổng Công ty).
  • Ngày 06/4/2005, Bộ Quốc Phòng có Quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL.
  • Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2078/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Quyết định số 2079/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
  • Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1059/QĐ-TTg về việc công nhận Viettel là Doanh nghiệp Quốc phòng an ninh.
  • 05/01/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
  1. Các mốc phát triển các dịch vụ kinh doanh bưu chính viễn thông
  • Tháng 7/1997: Triển khai dịch vụ bưu chính.
  • Tháng 10/2000: Triển khai dịch vụ điện thoại đường dài 178, công nghệ VoIP.
  • Tháng 10/2002: Khai trương dịch vụ Internet.
  • Tháng 9/2003: Triển khai dịch vụ điện thoại cố định.
  • Tháng 10/2004: Khai trương dịch vụ điện thoại di động.
  • Tháng 3/2007: Triển khai dịch vụ Điện thoại cố định không dây.
  • Tháng 02/2009: Khai trương mạng Metfone tại thị trường Campuchia.
  • Tháng 10/2009: Khai trương mạng Unitel tại thị trường Lào.
  • Tháng 3/2010: Khai trương dịch vụ 3G tại Việt Nam.
  • Tháng 9/2011: Khai trương mạng Natcom tại thị trường Haiti.
  • Tháng 5/2012: Khai trương mạng Movitel tại thị trường Mozambique.
  • Tháng 3/2013: Khai trương mạng Telemor tại thị trường Đông Timor.
  • Tháng 9/2014: Khai trương mạng Nextel tại thị trường Cameroon.
  • Tháng 10/2014: Khai trương mạng Bitel tại thị trường Peru. 
  • Tháng 3/2015: Khai trương mạng Lumitel tại thị trường Burundi.
  • Tháng 10/2015: Khai trương mạng Halotel tại thị trường Tanzania.
  • Tháng 01/2017: Nhận giấy phép kinh doanh tại Myanmar.
  • Tháng 4/2017: Triển khai kinh doanh dịch vụ 4G tại Việt Nam.
  • Tháng 6/2018: Khai trương mạng Mytel tại thị trường Myanmar.
  • Tháng 6/2018: Triển khai kinh doanh dịch vụ ViettelPay tại Việt Nam.

V. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Viettel trở thành Tập đoàn Công nghiệp công nghệ cao, viễn thông, toàn cầu, hùng mạnh, là một trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.

  • Doanh thu từ 300.000 - 350.000 tỷ đồng, tăng trưởng từ 6% - 10%/năm; Lợi nhuận từ 46.000 - 50.000 tỷ đồng.
  • Công tác điều hành, quản lý: Cải cách hệ thống cơ chế chính sách để phù hợp với mô hình tổ chức của Tập đoàn toàn cầu. Chuyển dịch công tác quản lý từ đánh giá kết quả sang đánh giá năng suất, chất lượng, hiệu quả.
  • Viễn thông trong nước: Đầu tư mạng 4G/5G phủ khắp đất nước, phổ cập dịch vụ data; Mỗi người dân sử dụng 01 Smartphone, mỗi hộ gia đình 01 đường cáp quang là nền tảng để xây dựng xã hội số, thành phố thông minh, bùng nổ dịch vụ số; Đưa dịch vụ viễn thông - CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; Xây dựng nền tảng kết nối IoT và Cloud.
  • Viễn thông nước ngoài: Mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu người; Đứng trong top 10 công ty viễn thông toàn cầu.
  • Công nghệ thông tin: Kết hợp Viễn thông, CNTT, An ninh mạng, không gian mạng: Là nền tảng cho Chính phủ điện tử; Cung cấp giải pháp cho Doanh nghiệp; Đóng vai trò trung tâm trong việc làm bùng nổ dịch vụ an ninh mạng tại Việt Nam, tạo ra ngành công nghiệp an ninh mạng; Cung cấp dịch vụ an ninh mạng, làm chủ không gian mạng, đảm bảo an ninh quốc gia.
  • Nghiên cứu sản xuất: Đẩy mạnh 3 ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh mạng nhằm bắt nhịp cùng thế giới trong cuộc cách mạng 4.0; Làm chủ công nghệ, sản xuất các loại thiết bị viễn thông công nghệ cao cho thị trường trong và ngoài nước.  
  • Các lĩnh vực truyền thống: Thúc đẩy, tăng trưởng đột phá và vươn ra toàn cầu trên các hoạt động: Thương mại và Thương mại điện tử, Bưu chính - Logistics, Xây lắp công trình và Quản lý hạ tầng mạng viễn thông.

VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2018, MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU NĂM 2019

  1. Kết quả thực hiện mục tiêu năm 2018

1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu

ĐVT: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU TOÀN TẬP ĐOÀN CÔNG TY MẸ
1 Tổng Doanh thu 233.828.013 168.299.309
2 Lợi nhuận trước thuế 37.310.122 37.204.008
3 Lợi nhuận sau thuế 28.835.860 29.938.835
4 Vốn chủ sở hữu 132.924.132 140.940.413
5 Vốn điều lệ 131.956.880 131.956.880
6 Nộp Nhà nước 36.790.423 34.955.102
7 Thu nhập bình quân người lao động (Triệu đồng/người/tháng) 27,4 33,5

1.2. Nhiệm vụ trọng tâm

a) Công tác điều hành, quản lý:

  • Năm 2018, Viettel tổ chức thành công lễ chuyển giao Lãnh đạo Tập đoàn, Phó Tổng Giám đốc - Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nhận chức danh Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn (thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng), đánh dấu Viettel bước vào giai đoạn phát triển thứ 4: Viettel 4.0 và kinh doanh toàn cầu”.
  • Tiếp tục kiện toàn lại bộ máy các cấp, tập trung theo hướng khách hàng, linh hoạt, tinh gọn, sáng tạo: Tổ chức lại Khối cơ quan Tập đoàn, khối Viễn thông trong nước, khối Nghiên cứu sản xuất, thuê ngoài các hoạt động giản đơn để nâng cao năng suất lao động, bộ máy tập trung vào sáng tạo và phát triển sản phẩm mới; Đồng thời chính thức thực hiện cơ chế lương mới tại Công ty Mẹ - Tập đoàn từ tháng 5/2018, đảm bảo trả lương đúng giá trị công việc.

b) Lĩnh vực Viễn thông

  • Viễn thông trong nước: Doanh thu dịch vụ di động tăng trưởng 3 năm liên tiếp (2016 tăng 1,5%, 2017 tăng 3,8%, 2018 tăng 4,2%); Doanh thu dịch vụ cố định băng rộng tăng trưởng trên 50%; Thị phần thuê bao di động tiếp tục giữ vững ở mức cao (trên 54%); Chuẩn hóa thông tin thuê bao di động theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP; Chuyển đổi thành công 52 triệu thuê bao di động từ 11 số sang 10 sốĐây là con số lớn nhất trong 5 nhà mạng tại Việt Nam, chiếm 65% tổng số thuê bao chuyển đổi của cả nước.  
  • Viễn thông nước ngoài: Hoàn thành chuyển đổi mô hình tổ chức Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VTG) theo hướng holding, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và hiệu quả đầu tư; Chính thức khai trương kinh doanh thị trường nước ngoài thứ 10 của Viettel tại Myanmar với thương hiệu Mytel. Sau 6 tháng kinh doanh (từ tháng 6/2018 - 12/2018), Mytel đạt 4,3 triệu thuê bao, nhanh nhất trong các thị trường Viettel đầu tư; Sau hơn 10 năm đầu tư ra nước ngoài, VTG đã chính thức được giao dịch trên sàn UPCOM với hơn 2,24 tỷ cổ phiếu

c) Lĩnh vực Công nghệ thông tin

  • Về CNTT: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nhiều sản phẩm phục vụ quản trị, kinh doanh, kỹ thuật trong Tập đoàn mang lại hiệu quả, từng bước hiện thực hóa chiến lược của Viettel trong giai đoạn phát triển mới 4.0 và toàn cầu: Xây dựng Trung tâm dữ liệu Datalake của Tập đoàn; Áp dụng công nghệ AI vào xây dựng Hệ thống nhận diện biển số xe, phương tiện và nhận diện khuôn mặt; ...
  • Về An ninh mạng, không gian mạng: Năm 2018, Viettel bước đầu đã xây dựng được thương hiệu công ty hàng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm về an ninh mạng, tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ, hỗ trợ hiệu quả đánh giá kiểm định ATTT cho 19 tổ chức lớn thuộc Cơ quan Bộ Ban Ngành/Ủy ban/Chính phủ và các Tập đoàn/Doanh nghiệp lớn trong nước); Phát hiện ra 30 lỗ hổng zero-day (lỗ hổng phần mềm nghiêm trọng chưa từng công bố trên thế giới) và có 02 cá nhân được lọt vào top 100 cao thủ bảo mật trên thế giới; 6 sản phẩm dịch vụ được Hiệp hội ATTT Việt Nam trao giải thưởng sản phẩm dịch vụ xuất sắc năm 2018; Thành lập Công ty An ninh mạng chuyên cung cấp các dịch vụ an toàn thông tin, an toàn không gian mạng.

d) Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất: Viettel đã làm chủ (thiết kế, phát triển, sản xuất) các thiết bị viễn thông cung cấp trên mạng lưới trong nước và các thị trường nước ngoài. Các sản phẩm đã triển khai trên mạng lưới: Hệ thống tính cước online theo thời gian thực vOCS đã triển khai cho 10 thị trường với 150 triệu thuê bao; Hệ thống tổng đài chuyển mạch cho mạng 3G MSC đã triển khai tại Việt Nam, Peru, Tanzania, Myanmar;...

e) Lĩnh vực truyền thống: Viettel tiếp tục duy trì tốc độ phát triển bền vững, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra. Đồng thời có nhiều chuyển dịch quan trọng mang tính chiến lược: Tập trung kiện toàn hoạt động bán lẻ tại Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel; Chuyển đổi Công ty Bất động sản thành Công ty Quản lý tài sản; Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong 4 năm liên tiếp (từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình trên 50%). 

Với các kết quả đạt được như trên, năm 2018, Viettel đã hoàn thành các chỉ tiêu Bộ Quốc Phòng giao, là một trong các Doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận tốt nhất - Thương hiệu giá trị nhất - Nộp thuế lớn nhất.

1.3. Trách nhiệm xã hội: Viettel đã tham gia thực hiện nhiều chương trình, hoạt động về an sinh xã hội có sức lan tỏa, ý nghĩa sâu sắc như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Trái tim cho em; Internet trường học; Vì em hiếu học; Hỗ trợ 3 huyện nghèo theo Chương trình 30a; Hỗ trợ khắc phục thiên tai;... tổng kinh phí Viettel đã hỗ trợ năm 2018 hơn 165 tỷ đồng.

2. Kết quả sắp xếp đổi mới doanh nghiệp

2.1. Sắp xếp, kiện toàn, tái cơ cấu các đơn vị thành viên

Năm 2018, Viettel tiếp tục kiện toàn lại bộ máy các cấp, tập trung theo hướng khách hàng, linh hoạt, tinh gọn, sáng tạo và chuyên nghiệp:

  • Khối cơ quan Tập đoàn tổ chức lại, thực hiện đúng chức năng định hướng, hỗ trợ và giám sát, tạo sự tự chủ cho các đơn vị cấp dưới; Tổ chức lại bộ máy viễn thông trong nước theo kênh, outsource hoạt động bán hàng kênh cửa hàng/điểm bán; Thành lập Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tổng thể, dịch vụ số hóa và thông minh hoá cho tổ chức Chính phủ và doanh nghiệp.

2.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư

Theo Phương án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 03/03/2018, Viettel không có doanh nghiệp nào nằm trong danh sách thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa. Viettel đã xây dựng kế hoạch giảm vốn, thoái vốn với từng khoản đầu tư, cụ thể:

  • Về giảm vốn tại các công ty con từ mức tỷ lệ đang nắm giữ hiện tại về mức trên 50% vốn đến hết năm 2020: TCT CP Bưu chính Viettel (giảm từ 68,08% đến >50%); CT CP Tư vấn thiết kế Viettel (giảm từ 68% xuống >50%); TCT CP Công trình Viettel (giảm từ 73,2% xuống >50%). Năm 2018, Viettel đã hoàn thành đăng ký giao dịch lên sàn Upcom thành công cho 04 công ty cổ phần đại chúng thuộc Tập đoàn gồm: TCT CP Công trình Viettel (mã chứng khoán CTR); TCT CP Đầu tư Quốc tế Viettel (mã chứng khoán VGI); TCT CP Bưu chính Viettel (mã chứng khoán VTP); CT CP Tư vấn Thiết kế Viettel (mã chứng khoán VTK). Đây là bước đầu quan trọng trong việc tạo tiền đề để Viettel mở rộng cơ hội giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại các công ty theo đúng Phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành: Năm 2018, Viettel đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex thông qua đấu giá, đảm bảo theo đúng quy định. Tổng giá trị Viettel đã thu về từ đấu giá là 2.002,4 tỷ đồng, gấp 1,55 lần giá trị đầu tư ban đầu, lợi nhuận mang về 712 tỷ đồng, tổng giá trị Viettel thu được là 2.427,2 tỷ đồng gấp 1,88 lần giá trị đầu tư ban đầu, thặng dư 1.137 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020 hoặc bất cứ khi nào có cơ hội, Viettel sẽ thoái toàn bộ vốn tại 02 khoản đầu tư còn lại là: CT CP Vĩnh Sơn và CT CP Xi măng Cẩm Phả.

3. Phương hướng nhiệm vụ năm 2019

 3.1. Mục tiêu:

  • Doanh thu hợp nhất: 251,393 nghìn tỷ đồng.
  • Lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 39,34 nghìn tỷ đồng.

3.2. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

a) Công tác điều hành, quản lý

  • Tiếp tục vận hành mô hình Viettel 2.0: Tập đoàn thông minh, tinh nhuệ, gọn nhẹ, chuyên nghiệp; chuyên sâu, hiệu quả, hướng tới khách hàng. Tăng cường tự chủ cho các đơn vị, Tập đoàn tập trung vào quản lý chiến lược, quản lý mục tiêu, kế hoạch, tài chính và nhân lực cấp cao; Giám sát (monitor) toàn Tập đoàn thông qua Trung tâm phân tích dữ liệu và thông qua chuyển đổi số.
  • Xây dựng chiến lược và tái cấu trúc lại sản phẩm, dịch vụ số trong Tập đoàn; Thành lập TCT Dịch vụ số trực thuộc Tập đoàn, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực Fintech, Digital Marketing và Media.
  • Tập trung triển khai xây dựng cơ chế quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động SXKD của Tập đoàn: Xin cấp giấy phép sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ; Xin cấp giấy phép chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.
  • Tiếp tục hoàn thiện các công cụ quản lý, giám sát: Triển khai phần mềm ERP mới cho khối viễn thông trong nước; Chính thức đưa vào vận hành hệ thống quản lý, đánh giá hiệu quả công việc; Hoàn thiện hệ thống Dasboard đủ để giám sát hoạt động SXKD trong Tập đoàn.
  • Xây dựng phương pháp đánh giá thành tích và nhận diện người tài; Xây dựng đồng bộ các chính sách gìn giữ, đào tạo phát triển và thu hút người tài.

b) Lĩnh vực viễn thông

Viễn thông trong nước:

  • Khách hàng cá nhân và hộ gia đình: Vận hành mô hình tổ chức kênh ổn định hiệu quả; Giữ vững thị phần di động, tăng tỷ trọng thuê bao 4G; Dẫn đầu thị trường về dịch vụ CĐBR; Đẩy mạnh các dịch vụ số, ưu tiên thanh toán số; Thử nghiệm dịch vụ 5G; …
  • Giải pháp doanh nghiệp: Hỗ trợ chuyển đổi số các tổ chức, doanh nghiệp; Ưu tiên nguồn lực cho dự án Chính phủ Điện tử; Triển khai dự án CSDL quốc gia về dân cư; Các dự án Smartcity với 22 UBND tỉnh đã ký thỏa thuận; Mở rộng kênh bán sản phẩm CNTT.

Viễn thông nước ngoài: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành, quản lý; Tiếp tục tối ưu hóa chi phí để nâng cao hiệu quả SKXD; Triển khai cung cấp các dịch vụ mới, đẩy mạnh phát triển ví điện tử cho thị trường; Phát triển mới 5,6 triệu thuê bao 3G+4G; Doanh thu dịch vụ tăng trưởng 26% trong năm 2019.

c) Lĩnh vực Công nghệ thông tin: Nghiên cứu, triển khai và làm chủ công nghệ mới Cloud, AI, Big data ứng dụng sản phẩm dịch vụ phục vụ kinh doanh; Hoàn thành giai đoạn 2 hệ thống Data Lake.

d) Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất: Đưa TCT Công nghiệp CNC vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Đẩy mạnh kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm ra bên ngoài.

e) Lĩnh vực truyền thống: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững, vươn ra toàn cầu, đẩy mạnh tăng trưởng ngành nghề mới: Tổ chức vận hành khai thác hạ tầng viễn thông ra các thị trường; triển khai các hoạt động bán hàng Viễn thông và CNTT, đẩy mạnh kinh doanh thương mại điện tử…

Ngày không hợp lệ,
Thư viện
THỜI GIAN TỪ
ĐẾN
CHỦ ĐỀ
Định dạng
Thư viện

Bộ lọc

công ty thành viên