VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2017, MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU 2018
1. Kết quả thực hiện mục tiêu năm 2017
1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (ĐVT: triệu đồng)
STT |
CHỈ TIÊU |
TOÀN TẬP ĐOÀN |
CÔNG TY MẸ |
1 |
Tổng Doanh thu |
251.474.491 |
179.292.137 |
2 |
Lợi nhuận trước thuế |
44.281.711 |
43.266.942 |
3 |
Lợi nhuận sau thuế |
35.077.533 |
34.755.092 |
4 |
Vốn chủ sở hữu |
127.692.795 |
131.957.830 |
5 |
Vốn điều lệ |
121.520.000 |
121.520.000 |
6 |
Nộp Nhà nước |
41.026.915 |
39.436.215 |
7 |
Thu nhập bình quân người lao động (Triệu đồng/người/tháng) |
29,7 |
31,8 |
1.2 Nhiệm vụ trọng tâm
a) Công tác điều hành, quản lý
- Xây dựng mô hình Tập đoàn theo hướng tinh nhuệ, gọn nhẹ, linh hoạt, hướng đến khách hàng và trả lương theo giá trị công việc. Năm 2017, với tư vấn của 2 tổ chức hàng đầu thế giới là Boston Consulting Group (BCG) và Hay Group, Viettel đang có những chuyển dịch mang tính nền tảng để trở thành Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông toàn cầu theo hướng tinh gọn, linh hoạt, lấy khách hàng làm trung tâm. Mô hình mới đã được thiết kế theo hướng tăng tính tự chủ của các đơn vị kinh doanh, Tập đoàn chịu trách nhiệm dẫn dắt về chiến lược, tri thức, giảm số lớp, giảm chồng chéo giữa các đơn vị, hình thành các đơn vị kinh doanh theo các phân khúc khách hàng, thiết kế lại các quy trình tiếp xúc với khách hàng, đưa các công nghệ mới, tự động hoá quy trình để tăng trải nghiệm khách hàng. Xây dựng các trung tâm sáng tạo để kích thích việc hình thành và thực thi các ý tưởng mới. Cơ chế lương mới được xây dựng theo hướng công bằng nội bộ được đặt lên hàng đầu, có tính khích lệ, động viên tinh thần làm việc, trả lương theo giá trị tạo ra cho Tập đoàn và định vị lương của Viettel dẫn đầu thị trường.
b) Lĩnh vực Viễn thông
- Viễn thông trong nước: Hạ tầng mạng lưới Viettel tiếp tục đầu tư mở rộng, tái tạo theo hướng hiện đại, cung cấp nền tảng hạ tầng băng rộng, thông minh. Chuyển dịch từ mạng thoại data băng hẹp lên mạng data băng rộng và siêu rộng. Trong 06 tháng đã xây dựng được một mạng 4G lớn nhất Việt Nam, là nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ 4G, vùng phủ mạng lưới rộng sâu đến tận xã, phủ tới 95% dân số thành thị và 90% dân số toàn quốc. Hệ thống mạng lõi đã chuyển sang thiết bị do Viettel sản xuất hoặc sử dụng thiết bị của Châu Âu, đảm bảo dịch vụ chất lượng cao, an toàn mạng lưới, an ninh quốc gia, sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0.
- Viễn thông nước ngoài: Viettel chính thức nhận Giấy phép kinh doanh tại thị trường Myanmar, nâng tổng số quốc gia Viettel đầu tư kinh doanh lên 10 thị trường tại 03 châu lục với quy mô 235 triệu dân. Năm 2017 Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng tỷ đô. Với triết lý kinh doanh gắn bó lâu dài và gắn liền với trách nhiệm xã hội, tại mỗi nước VIETTEL đầu tư, VIETTEL đã và đang thực hiện hiệu quả các chương trình Internet trường học, chương trình hỗ trợ y tế, người nghèo, hiện đại hóa đường truyền cho Chính phủ...
c) Lĩnh vực Công nghệ thông tin, An ninh mạng, Không gian mạng
- Về CNTT
- VIETTEL tự xây dựng các hệ thống CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tập đoàn. Hầu hết các hệ thống CNTT quan trọng của Tập đoàn đều do chính VIETTEL chủ động phát triển và triển khai xuyên suốt trong toàn Tập đoàn giúp tiết kiệm hàng trăm triệu USD; đồng thời cũng dễ dàng cải tiến, nâng cấp phù hợp để triển khai cho từng thị trường mà VIETTEL đầu tư.
- VIETTEL thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Chính phủ và doanh nghiệp với việc triển khai các dự án quy mô quốc gia như: Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về hộ tịch điện tử, các dự án một cửa quốc gia, tin học hóa ngành y tế, giáo dục…Trong năm 2017 nhiều dự án xã hội đã được triển khai sâu rộng và được Chính phủ đánh giá tốt (Dịch vụ tin nhắn SMS tiêm chủng trên 63 tỉnh Tp, Quản lý khám chữa bệnh, Thanh toán Bảo hiểm y tế, Dự án thành phố thông minh - Smartcity với 14 tỉnh) và bắt đầu xuất khẩu nhiều sản phẩm, dịch vụ CNTT ra nước ngoài.
- Các sản phẩm CNTT của VIETTEL luôn bám sát thực tiễn nhu cầu của thị trường, xu thế thế giới cũng như các tiêu chuẩn ngành, quốc tế, đã khẳng định giá trị và thương hiệu thông qua các giải thưởng uy tín trong lĩnh vực CNTT trong nước và quốc tế như giải thưởng Sao khuê, giải thưởng CNTT&TT ASEAN-AICTA, IBA Stevie Awards, IT World Awards…
Về An ninh mạng, không gian mạng
- Với hàng nghìn kỹ sư nghiên cứu an toàn thông tin (ATTT) chuyên sâu, VIETTEL đã xây dựng và làm chủ nhiều sản phẩm như:
- Hệ thống Tường lửa Quốc gia; Bộ giải pháp giám sát ATTT tập trung, toàn diện, 24x7 cho mạng viễn thông, mạng máy chủ, mạng văn phòng.
- Hệ thống chặn lọc tin nhắn rác/Antispam (giúp kiểm soát việc phát tán tin nhắn không mong muốn). Các sản phẩm, giải pháp của VIETTEL đã được nhiều cơ quan/đơn vị đưa vào sử dụng.
- Đã chứng minh được năng lực với các khách hàng lớn thông qua việc ký Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ ATTT với nhiều khách tiềm năng thuộc Chính phủ, các địa phương, các doanh nghiệp lớn (Vietnam Airlines, Vinamilk. Văn phòng Quốc hội...)
d) Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất: Viettel đã làm chủ sản xuất các thiết bị lõi của mạng viễn thông, đã sản xuất và đưa vào triển khai trên mạng lưới của Viettel cả trong và ngoài nước các hệ thống quan trọng nhất (eNodeB, vMSC, vSMSC, vCRBT…), đặc biệt với hệ thống tính cước thực vOCS 3.0 (được coi là “trái tim của nhà mạng”) đã đưa Viettel vào danh sách rất ít nhà sản xuất trên thế giới làm được điều này.
e) Lĩnh vực truyền thống: Viettel tiếp tục duy trì tốc độ phát triển bền vững, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, đóng góp vào tăng trưởng chung của Tập đoàn, đồng thời có nhiều chuyển dịch quan trọng mang tính chiến lược như: chuyển dịch xây lắp hạ tầng viễn thông sang khai thác hạ tầng viễn thông, chuyển dịch mạnh sang nền tảng hậu cần thương mại điện tử...
Với các kết quả đạt được như trên, năm 2017, Viettel chiếm 03 vị trí số 1 quan trọng nhất của khối Doanh nghiệp nhà nước: Công ty có lợi nhuận tốt nhất - Thương hiệu giá trị nhất - Nộp thuế lớn nhất.
Trách nhiệm xã hội: Trong năm 2017, Viettel đã thực hiện các nội dung, hoạt động hỗ trợ về an sinh xã hội theo đúng chủ trương, quan điểm của Chính phủ (thực hiện chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020) lan tỏa sâu sắc, có ý nghĩa như: Chương trình “Trái tim cho em”, “Internet đến trường học”, “Vì em hiếu học”, "Tri ân các đối tượng người có công, “các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và các thương bệnh binh”, Hỗ trợ 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A, Hỗ trợ khắc phục mưa lũ … với tổng kinh phí hỗ trợ gần 200 tỷ đồng.
1.3. Kết quả sắp xếp đổi mới doanh nghiệp
a) Sắp xếp, kiện toàn, tái cơ cấu các đơn vị thành viên
Năm 2017, Viettel đã cùng với Công ty tư vấn BCG thiết kế mô hình tổ chức toàn Tập đoàn theo hướng tinh gọn, linh hoạt và hướng tới khách hàng:
- Với Khối cơ quan Tập đoàn: Tinh giản bộ máy, tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát, định hướng chiến lược, hình thành các Trung tâm dịch vụ dùng chung.
- Khối Kinh doanh viễn thông trong nước tách thành 2 bộ phận độc lập: Bộ phận khách hàng cá nhân - B2C (Business to Customer), được tổ chức xuyên suốt theo từng phân khúc khách hàng, số hóa các quy trình và nâng cao năng lực phân tích; Bộ phận khách hàng doanh nghiệp - B2B (Business to Business) tập trung hóa nguồn lực CNTT để tăng cường chia sẻ, phối hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm, giải pháp cho Khách hàng doanh nghiệp. Tổ chức lại khối Chi nhánh Viettel tỉnh/Thành phố theo hướng tập trung nguồn lực cho Khối bán hàng, tinh gọn Khối quản lý/hỗ trợ, giảm số lớp quản lý từ 3 xuống còn 2 lớp, điều chỉnh cơ cấu tiền lương cho phù hợp.
- Khối kỹ thuật: Tổ chức thành một Công ty mạng lưới cung cấp dịch vụ và trải nghiệm khách hàng tốt nhất ở cả thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao năng lực nghiên cứu các xu hướng về kỹ thuật trên thế giới và tăng cường khả năng sáng tạo; Triển khai thuê ngoài công tác vận hành khai thác lớp mạng truy nhập, mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, KPI mạng lưới và hoạt động hiệu quả hơn, đưa Công ty mẹ tinh gọn, chuyên nghiệp hơn.
b) Cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư
- Theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2013-2015 (Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 17/05/2013), Tập đoàn Viettel không có doanh nghiệp nào nằm trong danh sách phải thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa.
- Đến hết năm 2016, Tập đoàn Viettel đã hoàn thành thoái vốn 11/11 công ty với tổng giá trị thu về 3.876.922 triệu đồng gấp 1,2 lần giá trị đầu tư (3.186.860 triệu đồng), đảm bảo tất cả các khoản đầu tư đều bảo toàn vốn và có thặng dư 690.063 triệu đồng.
- Năm 2017, Tập đoàn Viettel chưa thoái vốn thêm khoản đầu tư nào.
- Phương hướng nhiệm vụ năm 2018
2.1 Mục tiêu, phương châm hành động năm 2018
- Mục tiêu: Tiếp tục đặt mục tiêu cao, tất cả các đơn vị tăng trưởng 2 con số
- Doanh thu hợp nhất: 235,4 nghìn tỷ đồng;
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 39,7 nghìn tỷ đồng.
- Phương châm hành động: “Việc khó nhất - Người giỏi nhất - Công nghệ mới nhất”.
- Phiên bản hạnh phúc: “Hạnh phúc của Viettel là phụng sự Tổ quốc, giải quyết các vấn đề của xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người”.
2.2 Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
- Công tác điều hành, quản lý
- Tiếp tục vận hành mô hình Viettel 2.0: Tập đoàn thông minh, tinh nhuệ, gọn nhẹ, chuyên nghiệp; chuyên sâu, hiệu quả, hướng tới khách hàng. Tăng cường tự chủ cho các đơn vị, Tập đoàn tập trung vào quản lý chiến lược, quản lý mục tiêu, kế hoạch, tài chính và nhân lực cấp cao; Giám sát (monitor) toàn Tập đoàn thông qua Trung tâm phân tích dữ liệu và thông qua chuyển đổi số.
- Triển khai cơ chế tiền lương mới trong toàn Tập đoàn theo cơ chế thị trường, trả lương theo giá trị tạo ra để tăng năng suất lao động và hiệu quả SXKD.
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2020.
- Lĩnh vực viễn thông
- Viễn thông trong nước: Đẩy mạnh số hóa các hoạt động; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ khai thác kinh doanh đến từng khách hàng thông qua các công cụ Bigdata; Hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái chính phủ điện tử; Chuyển dịch hạ tầng truyền thống sang hạ tầng mở rộng, len lỏi vào mọi ngõ ngách, hướng đến hạ tầng cho IoT/5G; Vận hành khai thác chuyển từ khai thác hạ tầng mạng lưới (NOC) sang khai thác dịch vụ (SOC), cá thể đến từng dịch vụ, từng khách hàng; Triển khai các công cụ để nâng cao tỷ lệ tự động hóa các công việc VHKT.
- Viễn thông nước ngoài: Khai trương chính thức mạng di động tại thị trường Myanmar.
- Lĩnh vực Công nghệ thông tin, an ninh mạng, không gian mạng
- Đầu tư mạnh vào các nền tảng công nghệ mới nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử của đất nước; đưa dịch vụ IoT thương hiệu Viettel ra kinh doanh trên thị trường; triển khai sản phẩm Hệ tri thức quốc gia trên thực tế.
- Thiết lập nền tảng hạ tầng 4.0 cho các Bộ, ngành, địa phương; dẫn đầu xu thế 4.0 với các sản phẩm y tế, giáo dục, giao thông vận tải, Chính phủ điện tử.
- Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, giải pháp ATTT mới dựa trên các nền tảng công nghệ AI, Machine Learning, Cloud...
- Tiếp tục thực hiện quá trình chuyển đổi số; triển khai hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng Datalake Tập đoàn để gia tăng năng lực phân tích dữ liệu cho các đơn vị nhằm phục vụ quản lý, khai thác và chia sẻ dữ liệu chung trong Tập đoàn; Triển khai hệ thống Dashboard phân tích số liệu cho các ngành trong Tập đoàn đảm bảo công cụ theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của từng Ngành.
- Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất: Hình thành Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao; Đưa CMCN 4.0 vào trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất; Đầu tư mạnh về LAB, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; Làm chủ nhiều công nghệ mới, công nghệ lõi. Mở các công ty nghiên cứu công nghệ tại nước ngoài, kết hợp với phát triển thị trường sản phẩm công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Lĩnh vực truyền thống: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững, vươn ra toàn cầu, đẩy mạnh tăng trưởng ngành nghề mới, giảm sự phụ thuộc vào ngành nghề truyền thống: Tổ chức vận hành khai thác hạ tầng viễn thông ra các thị trường nước ngoài Viettel đầu tư; triển khai các hoạt động bán hàng Viễn thông và CNTT, đẩy mạnh kinh doanh thương mại điện tử…